Thiên văn học nghiệp dư Thiên_văn_học

Các nhà thiên văn nghiệp dư có thể chế tạo thiết bị của riêng mình, và có thể tổ chức các bữa tiệc sao, như kiểu câu lạc bộ Stellafane.

Thiên văn là một trong những ngành khoa học mà những người nghiệp dư có thể đóng góp nhiều nhất[60].

Nói chung, các nhà thiên văn học nghiệp dư quan sát nhiều loại vật thể và hiện tượng vũ trụ thỉnh thoảng bằng thiết bị tự chế. Các mục tiêu thông thường của các nhà thiên văn nghiệp dư gồm Mặt Trăng, các hành tinh, các ngôi sao, sao chổi, mưa sao băng và nhiều loại vật thể sâu trong vũ trụ như các cụm sao, thiên hà hay tinh vân. Một nhánh của thiên văn nghiệp dư, chụp ảnh vũ trụ nghiệp dư, liên quan tới việc chụp ảnh bầu trời đêm. Nhiều người nghiệp dư muốn chuyên biệt trong quan sát các vật thể đặc biệt, các kiểu vạt thể hay các kiểu sự kiện làm họ quan tâm.[61][62]

Đa số nhà thiên văn nghiệp dư làm việc ở các bước sóng nhìn thấy được, nhưng một cộng đồng nhỏ làm việc với các bước sóng bên ngoài quang phổ nhìn thấy được. Điều này gồm việc sử dụng các thiết bị lọc hồng ngoại trên các kính viễn vọng thông thường, và việc sử dụng các kính viễn vọng radio. Người đi đầu trong thiên văn học radio nghiệp dư là Karl Guthe Jansky, ông đã bắt đầu quan sát bầu trời ở những bước sóng radio từ thập niên 1930. Một số nhà thiên văn nghiệp dư sử dụng các kính viễn vọng tự làm hay các kính viễn vọng radio ban đầu được sản xuất cho nghiên cứu thiên văn nhưng hiện các nhà thiên văn nghiệp dư đã có thể tiếp cận (ví dụ Kính viễn vọng Một Dặm).[63][64]

Các nhà thiên văn nghiệp dư tiếp tục thực hiện các đóng góp khoa học trong lĩnh vực thiên văn. Quả thực, đây là một trong số ít ngành khoa học nơi những người nghiệp dư vẫn có thể có những đóng góp quan trọng. Những người nghiệp dư có thể thực hiện đo đạc che khuất được dùng để tinh chỉnh các quỹ đạo của các hành tinh nhỏ. Họ cũng có thể khám phá các sao chổi, và thực hiện những quan sát thường xuyên với các ngôi sao biến đổi. Những cải tiến trong kỹ thuật số đã cho phép những người nghiệp dư thực hiện những tiến bộ quan trọng trong lĩnh vực chụp ảnh vũ trụ.[65][66][67]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thiên_văn_học http://www.literature.at/elib/index.php5?title=Ast... http://www.astro.queensu.ca/~hanes/p014/Notes/Topi... http://www.astropix.com/ http://www.europhysicsnews.com/full/20/article8/ar... http://books.google.com/books?id=4DJpDW6IAukC&pg=P... http://books.google.com/books?id=Pk-bZMS_KdUC&pg=P... http://www.lunar-occultations.com/iota/iotandx.htm http://www.m-w.com/dictionary/astronomy http://www.m-w.com/dictionary/astrophysics http://www.nature.com/news/einstein-s-gravitationa...